Đạo đức nghề
nghiệp nơi làm việc là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng giúp chúng ta
đạt đến thành công. Vậy bạn đã hiểu rõ đạo đức nghề nghiệp là gì chưa? Nếu chưa
thì đừng bỏ lỡ những thông tin trong bài viết dưới đây nhé.
Đạo đức nghề nghiệp là gì?
Đạo đức nghề
nghiệp là gì? hiểu một cách chung nhất thì đó chính là những tiêu chuẩn đưa ra
để đánh giá về thái độ, tinh thần làm việc của mỗi người trong công việc. Hay
nói cách khác, đây là bằng chứng để xem một người làm việc có đúng với quy định,
chuẩn mực đã đề ra hay không? Kết quả làm việc của người đó có giá trị hay đi
ngược lại với mục tiêu, chuẩn mực đạo đức của xã hội? Hiện nay, trong các tổ chức,
doanh nghiệp đều sẽ có những quy định đưa ra nhằm mục đích đảm bảo nhân viên thực
hiện nhiệm vụ đúng, phù hợp với chuẩn mực cũng như văn hóa công ty. Toàn bộ những
quy định, chuẩn mực đạo đức nơi công sở đều hướng đến kết quả cuối cùng là giúp
công ty phát triển tốt hơn, vững mạnh hơn.
Tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức nghề
nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đối với chúng ta trong công việc cũng như cuộc
sống. Cụ thể nó giúp:
Hướng dẫn người
lao động liên hệ với nhau.
Xác định cách
nhân viên nên xử lý với các vấn đề/liên hệ với khách hàng.
Tạo ra sự tương
tác lành mạnh giữa nhân viên với người giám sát/người có thẩm quyền cao hơn.
Duy trì các
tiêu chuẩn của dịch vụ/sản phẩm được sản xuất tại nơi làm việc.
Xác định cách một người nên thực hiện nhiệm vụ
của mình/cập nhật các yêu cầu nghề nghiệp. Duy trì phẩm giá nghề nghiệp/sự liêm
chính của người lao động.
Giúp công chúng
tôn trọng người làm nghề trước những áp lực không đáng có.
Xác định được
yêu cầu đầu vào/bằng cấp cần thiết đối với các nghề.
Mối liên hệ giữa
đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp Bên cạnh đạo đức nghề nghiệp, đạo đức cá
nhân cũng được đề cập khá nhiều trong cuộc sống, công việc. Vậy chúng có mối
liên hệ như thế nào với nhau?
Đạo đức cá nhân
thường chỉ đạo đức của một người xác định đối với mọi người cũng như các tình
huống mà họ đối phó hàng ngày.
Đạo đức nghề
nghiệp nói đến việc một người phải tuân thủ với những tương tác, giao dịch kinh
doanh của họ trong công việc, nghề nghiệp. Trong một số trường hợp, 2 loại này
có thể xung đột.
Ví dụ như: Một người
thợ quay phim chụp ảnh có thể chụp và quay được một góc đẹp. Nhưng người khách
không muốn bạn quay góc như thế và yêu cầu một góc quay khác người thợ phải tôn
trọng khách hàng vì đó là người trả những đồng tiền cho mình.
Làm việc theo nguyên tắc
Đây là một
trong những biểu hiện tiêu biểu của đạo đức nghề nghiệp nơi công sở. Dù bạn làm
việc ở vị trí nào, chức vụ ra sao thì cũng đều cần có nguyên tắc, tác phong
nghiêm chỉnh.
Nguyên tắc này
thể hiện ở thái độ nghiêm túc, tập trung làm việc, tuân thủ quy định của công
ty,… để không làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng cũng như tập thể.
Xây dựng quan hệ tốt với đồng nghiệp
Mọi việc sẽ được
giải quyết dễ dàng hơn nếu có sự đồng lòng, đồng sức của đồng nghiệp. Đây chính
là những người cùng hoạt động trong một lĩnh vực, ngành nghề, cùng hợp tác để
công việc đạt hiệu quả tốt.
Chính vì vậy, tạo
dựng, duy trì các mối quan hệ tốt đẹp với mọi người trong công ty cũng là một
biểu hiện của đạo đức nghề nghiệp.
Điều này vừa
giúp bạn được tôn trọng, vừa khẳng định giá trị đạo đức của bản thân, giúp tập
thể phát triển nền văn hóa lành mạnh.
Đức tính trung thực
Từ xưa đến nay, đức tính trung thực luôn được
con người, xã hội tôn trọng. Và trong công việc, sự trung thực được thể hiện ở
nhiều khía cạnh khác nhau.
Chẳng hạn như bạn
trung thực khi được hỏi về trình độ chuyên môn, nói đúng lý do không hoàn thành
công việc, tự nhận lỗi khi vi phạm nội quy công ty,…
Một số hành vi trái với đạo đức nghề
nghiệp
Thực tế, có người
làm tốt thì cũng có người đi ngược lại với đạo đức nghề nghiệp.
Ví dụ như một số
hành vi sau:
Xử lý công việc thiếu trách nhiệm
Có những cá
nhân làm việc rất qua loa, thiếu trách nhiệm, hay nói cách khác là chống đối.
Điều này dẫn đến
hậu quả năng suất công việc giảm sút, công ty khó phát triển.
Ngoài ra, một số
người còn lạm dụng thời gian làm việc tại công ty để thực hiện những lợi ích cá
nhân.
Hành vi đó
không chỉ thể hiện sự thiếu trách nhiệm mà còn trái ngược với đạo đức nghề nghiệp.
Lạm dụng của công
Khi tiếp nhận
công việc, các nhân viên thường sẽ được hỗ trợ một số tài sản để hoàn thành tốt
nhiệm vụ. Thế nhưng, một số người lại sử dụng chúng cho mục đích cá nhân.
Điều này dù
không gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc nhưng lại gây tổn hại đến các tài sản
và thể hiện người đó thiếu đạo đức nghề nghiệp.
Đạo đức nghề Quay phim – Chụp ảnh nghệ
thuật
-
Được
nhiều người biết đến, danh tiếng tâm huyết vào những khung hình
-
Đạo
đức nghề làm nghệ thuật là những người tâm huyết được sự yêu quý của nhiều người.
-
Làm
thế nào để được quý mến ở nghề này? Cần vui vẻ với tất cả mọi người luôn vui vẻ
với khách hàng và đón nhận những góp ý của họ đến với mình.
-
Nghề
này giống như việc làm dâu trăm họ cần phải nở nụ cười với khách hàng và tư vấn
cho họ về doanh nghiệp mà mình có thể phục vụ họ.
-
Nghề
này cần bạn phải là một người vui vẻ, xử lý tình huống nhanh và một cái đầu lạnh
về sự cạnh tranh của nó
Trên
đây là những đạo đức mà Hoàng Hiệp Pro Film tìm hiểu nội dung này còn nữa nhớ
đón xem nhé!